Forum_ Miroslav Tichy

Vài lời giao lưu_ Cứ nói về chụp ảnh, bạn bè gặp nhau thường  đề cập tới kỹ thuật, tới trào lưu này trường phài nọ , rồi thì máy nào hay máy nào dở , đại khái không ngoài mấy cái thời trang qua quãng cáo trên mạng… ! Coi vậy mà ít ai ra khỏi thông lệ này. Phải thú nhận, gần 50 năm cầm máy, cho đến hôm qua, tôi vẫn còn tự hỏi máy nào tốt, tiêu cự ống kính nào thích hợp…Tình cờ đọc một bài viết về Miroslav Tichy, do một bạn ảnh gởi qua mail, nay cũng thấy vơi đi phần nào những thắc mắc  trên …

Xin ghi lại vài nét chính :

960x640xtichybikini.jpg.pagespeed.ic.x_uE5skrED

“Ông người Tiệp, sinh năm 1926. Trưởng thành, Miroslav Tichy được nhận vào Học Viện Mỹ Thuật thành Prague. Là người có tài , cơ hội trở thành một hoạ sĩ nổi danh không phải là nhỏ, thế nhưng năm 1960, ông bỏ hội hoạ để chuyển sang nhiếp ảnh vì  không đồng quan điểm nghệ thuật với chính quyền lúc ấy .

Suốt ngày lang thang với  cái máy ảnh bằng bìa cứng mà ông mò mẫm tư chế. Những  mãnh nhựa dẽo nghiềng nát , trộn với bột kem đánh răng (?!) kết hợp với  lõi cuộn giấy vệ sinh  để làm làm ống kính. Lấy lỏi gổ dùng để cuộn chỉ may và vài cơ phận máy hình thu nhặt được đó đây rồi cột dính vào nhau  mà làm thân máy !

  720x574xtichy13.jpeg.pagespeed.ic.zERP3iQoi8-1Với cái máy này, suốt ngày ông lang thang ngòai đường,  không lưu tâm gì tới bộ dáng của mình nữa mà chỉ ăn mặc thế nào cho nó thật lập dị.

Cư dân thành phố Kijov (Tiệp) không bịết  phải coi Tichy Miroslav như  một ông già gàn dở dễ mến hay là một ông kẹ đáng sợ . Họ   thường bắt gặp ông tại bến xe búyt , tại công viên và đặt biệt  là tại hồ tắm khu vực , nơi ông lưu lại hàng giờ để chụp lén các bà cô, lơ là không mấy kín đáo.

Nhiều lần ông bị bắt giữ vì chuyện này , cảnh cáo rồi được thả thôi. Đến khi làm quá bị cấm héo lành tới hồ tắm này thì ông tự chế  lấy một ống kính tầm xa (tele) mà dùng.

960x593xtichycamera.jpg.pagespeed.ic.dxxtXRLVU0Hình ông Tichy với ống tele…Nikhông !

do đó trên nhiều tấm hình , người xem thấy tiền cảnh là một mạng lưới rào bằng kẽm …460x387xtichyfence.jpg.pagespeed.ic.2VP8hLF6at

Có ngày ông chụp cả trăm tấm hình , tối đến về căn nhà trọ chật chội và mất trật tự, ông để hết thì giờ in hình .  Miroslav coi nhiếp ảnh là trò giải trí của riêng ông , không tuân thủ một qui tắc nào hết . Lúc chụp cũng như khi làm hình ông bất chấp các nguyên tắc căn bản (?!)  Ảnh in ra ông dùng bút nhấn vào đường viền cho rõ, hoặc dùng mực vẽ  luôn ra thành khung hình …sau đó thì vứt thành đống, chẵng màn tới mà cũng chẵng cho ai xem (Chắc thời ông này chưa có … facebook!)

460x605xtichy2.jpg.pagespeed.ic.NSkSDpwpT-

Suốt 20 năm trường, việc làm của ông chẳng ai hay biết.

Năm 1981, Roman Buxbaum, người bạn thiếu thời , vừa là láng giềng của ông, trông thấy trong studio của Tichy, những tấm hình  mốc meo lẫn lộn với những đống phim chưa  tráng … tất cả nằm lăn lóc cùng với mấy cái máy hình bằng bìa cứng của ông .

Buxbaum sẽ là người thứ hai, ngoài Tichy, nhìn thấy những tác phẩm của  nghệ sĩ này. Phần lớn những tấm hình ở vào tình trạng rất  xấu bởi đã trầm mình quá lâu trong căn studio ẩm ướt. Roman khởi công việc thu vén và cập nhật …Năm tháng qua, nhờ Buxbaum, những tác phẫm này bắt đầu xuất hiện trong các phòng triển lãm và các bảo tàng viện… New york, Paris, Londre …

Năm 2004, bộ sưu tập tác phẩm Tichy của Buxbaum được trình bày trong chương trình triển lãm Nghệ Thuật Hiện Đai ở Seville Tây ban nha. Một năm sau, 2005, các tác phẩm này đươc giải Prix de New Arles. Rồi từ đó người đời tìm hiểu thêm về ông. Ông trở nên nổi tiếng qua cái nét thô thiển mà rất nghệ thuật của tác phẩm tại triển lãm ở  Zurich và Paris. Lúc ấy Tichy đã 71 tuổi. Rồi Buxbaum thành lập tổ chức lấy tên ông ” The Miroslav Tichy Foundation” trong chiều hướng gìn giữ và phổ biến tác phẩm của ông. Dĩ nhiên Roman Buxbaum hưởng rất nhiều tiền  hoa hồng từ các phòng triển lãm này.

Đến năm 2009, Tichy bất ngờ cắt đứt liên hệ với Roman Buxbaum :” Tôi không hề hợp đồng với Buxbaum cho ông ấy quyền triển lãm tác phẩm của tôi, dầu là bằng lới hứa hay là bằng  văn bản.  Buxbaum đã vi phạm việc khai thác bản quyền “. Miroslav Tichy đến đây không cần Roman Buxbaum nữa !

Về nhiếp ảnh, phần lớn nếu không là tất cả, chủ đề của ông là nữ phái. Những bức hình hầu hết chụp lén tại hồ tắm khu vực những bà những cô thiếu cảnh giác. Phần lớn các bà các cô  không ai  tin  cái vật ông đang nắm trong tay chụp được hình họ. Vì thế nếu có thấy họ mĩm cười trong hình của ông , chẳng qua là để tỏ ra mình lịch thiệp với một ông già râu bạc , tóc  phất phơ theo gió trên tay cầm món đồ chơi của con nít mà thôi. Những  bức hình này , năm 2010, trong  một cuộc triển lãm dành riêng cho ông , được trình bày tại Trung Tâm Nhiếp Ảnh Quốc Gia ở New York.  Cuộc triển lãm đưa ra gần 100 bức ảnh,  với chủ đề vừa nêu trên , nhăn nhó mốc meo , cùng với những cuộn phim chưa tráng và chiếc máy hình tự chế,  được trưng bày  đúng hiện trạng  như khi  chúng còn lăn lóc trong nhà ông!

424x550xtichy6.jpeg.pagespeed.ic.cGsI2-SWAG  460x387xtichybike.jpg.pagespeed.ic.R2SB1lkc8f  460x515xtichy.jpg.pagespeed.ic.w1yM58tlCa 460x581xtichy11.jpg.pagespeed.ic.9gush8PYsF  460x622xtichy9.jpg.pagespeed.ic.eOzlrw0tDF

Qua cuộc triển lãm này, tờ NewYork Photo Review đã viết về ông như sau : “Chúng tôi thấy hình chụp những người phụ nữ  từ phía sau , từ phía trước , phía hông . Có những tấm chụp đôi chân , hay ngực,  hay lưng… rồi cũng có cã những tấm hình chụp toàn thân . Chúng tôi cũng thấy những bức hình chụp lúc đi ,  lúc đứng,   lúc  ngồi, hay đang chồm ra phía trước hoặc ngã về phía sau. Củng có vài ảnh khoả thân, nhưng hình ảnh không rõ lắm khó mà phân biệt đó là những hình khoả thân thật hay là hình của ai đó áo mặc không đủ che thân ! Tính chất khiêu gợi ( erotisme) của tấm hình tuy có mặt  nhưng rất là giới hạn, không đủ  để đưa ta đi sâu vào lãnh vực của loại hình này !”

449x640xtichynude.jpeg.pagespeed.ic.AsSjIbJRCi

Nói tóm lại Nghệ Thuật “Cao”  là cái gì ra khỏi con đường đã vạch !

Ông chết năm 2011 cũng tại nơi chôn nhau cắt rốn . Lúc đó ông được 85 tuổi .

Tính ra Tichy chưa lần nào hiện diện trong bất cứ cuộc triển lãm nào của ông “

 “In photography, if you want to be famous, you must do something more badly than anybody in the entire world.”_Miroslav Tichy.

Tài liệu tham khảo : http://www.messynessychic.com/2013/06/06/the-reclusive-peeping-tom-photographer-and-his-cardboard-camera/

                                                           *********

Tôi viết bài này, dựa vào tài liệu đã đọc, trình bày vài nét về Miroslav Tichy. Sau đó là muốn tìm hiểu  và trao đổi ý kiến với các bạn ảnh về quan niệm nghệ thuật nói chung và của người nghệ sĩ này nói riêng mà nhất là có nên suy nghĩ  về mối liên hệ đã thắt chặc (?) rồi tan rã trên khoé nhìn “hợp lý”  và “luân lý” ,   giữa người nghệ sĩ _Miroslav Tichy_ và người , có thể nói, là người bầu, kẻ đã có công đưa một nghệ sĩ từ vô danh ra ánh sáng như Roman Buxbaum .
Cám ơn và đón chờ ý kiến ý từ  mọi phía .

 


Posted in FORUM-Diễn Đàn, ON THE NET_TRÊN MẠNG, SHARING IDEA_Trao đổi kinh nghiệm by with 16 comments.

SHARING_Trao đổi_ Chụp Cái Gì ?

“Chụp cái gì và chụp như thế nào “ ?

Đã cầm máy, ai cũng một lần tự đặt cho mình câu hỏi này. Coi vậy mà đã có bao nhiêu người tìm được câu trả lời ?

Qua bài viết dưới đây, thử đi tìm lời giải đáp thích hợp cho mỗi chúng ta.

Nhiếp ảnh gia Leonard Missonne*(1870-1943)_(http://www.atelphot.info/quotes/LMisonne.html)_ đã phát biểu : Trong nhiếp ảnh, Ánh sáng là Tất cả, Chủ  đề không đáng kể.”

“Ánh sáng là trên hết. Anh sáng chói chang và rạng rỡ, biến đổi một mùa thu buồn thảm thành một bức tranh ấn tượng rực sáng. Ánh sáng lung linh làm nổi bật đường nét sự vật, nổi bật những khuông mặt, làm cho chúng như xuất ra từ trong sương mù mà hướng về phía chúng ta. Hãy quan sát ánh sáng đi, bạn không hiểu thấu nó mà  vẫn biết nó hiện diện . Chúng ta thường chụp sự vật như chúng ta thấy, mà không chịu dùng ánh sáng để nhìn chúng dưới một khía cạnh khác. Ánh sáng làm moị vật rực rỡ lên. Ánh sáng biến dạng và thăng hoa những chủ đề  cho dù những chủ đề này  tầm thường hoặc không đáng lưu tâm. “Ánh sáng là tất cả; chủ đề không đáng kể !”_Biết nhìn là yếu tố quyết định mà  cũng là yếu tố khó đạt nhất trong nhiếp ảnh“.

Leonard Missonne_(1870-1943)_
La lumière avant tout. Sa présence éblouissante et rayonnante qui transfigure un paysage d’hiver gris et triste en un scintillant tableau impressionniste. Une lumière vibrante caressant les contours des formes et des figures, surgissant de la brume pour se projeter vers nous. Observez donc la lumière; vous ne la connaissez pas; vous ne la soupçonnez pas ! Vous photographiez les choses pour ce qu’elles sont, alors que vous ne devriez le faire que pour ce qu’elles paraissent, c’est-à-dire pour ce qu’en font la lumière, l’atmosphère. La lumière fait resplendir toute chose; elle transfigure et ennoblit les sujets les plus humbles, les plus vulgaires. Le sujet n’est rien; la lumière est tout ! Savoir voir est la qualité essentielle du photographe; c’est aussi le plus difficile à acquérir écrit Léonard Misonne (1870-1943).

*********

Tháng Năm 2011…

 

Trong một cuộc hội thảo Nhiếp ảnh phóng sự, kéo dài 3 ngày, do Leica Pháp tổ chức ở Annecy, dưới sự hướng dẫn của bà  J.A.Atwood *_ http://en.wikipedia.org/wiki/Jane_Evelyn_Atwood

Ngày thứ hai của hôị thảo, sau thuyết trình về một đề tài Nhiếp Ảnh Phóng Sự, là trình bày một số tác phẩm đả xuất bàn của bà. Khi tấm hình mang tựa đề “Blondine devant la porte…” được chiếu lênh màn ảnh tôi thấy không được nét lắm. Đến  phần vấn đáp, tôi có hỏi bà ” Nếu cái hình này mà nét hơn thì còn hay hơn nữa“_ Đây là câu trả lời  “Có thể. Nhưng tôi không đặt câu hỏi như vậy. Dĩ nhiên, kỹ thuật hoàn hảo luôn luôn là yếu tố thuận lợi cho tấm hình. Nhưng với ảnh phóng sự yếu tố quyết định nằm trong nội dung bức ảnh …”  lập tức tôi liên tưởng đến nhiều tâm hình phóng sự nổi tiếng…trong đó có tấm hình của nhiếp ảnh gia Nick Út và nhận câu trả lời của bà Atwood như một bài học khá đầy đủ về bộ môn ảnh này !

Từ hai dẫn chứng trên, tôi có nhận xét như sau :

Người làm nhiếp ảnh Nghệ Thuật thì đặt câu  hỏi : ” Chụp như thế nào ” mà không mấy bận tâm   “chụp cái gì ?” . Thật vậy, với họ dậy sớm là để  bắt được cái  ánh sáng kỳ ảo của  lúc hừng đông, hoặc về muộn vì ngồi chờ ánh sáng vàng rực in trên những đám mây lơ lững từng trời của  buổi chiều tàn, không nhất thiết phải là hừng đông trên bãi biển hay trên cánh đồng lúa chín, chiều tàn trên  một làng chài hay trên bờ đê. Họ chọn cái ánh sáng hắt qua khung cửa sổ, hay chờ những tia nắng  xuyên qua mái là rồi  đặt chủ đề  có sẵn để thực hiện những tấm ảnh Nghệ thuật, đẹp nhờ ánh sáng. Trong trường hợp này ” Ánh sáng là tất cả, chũ đề không cần thiết“.

Người nhiếp ảnh nghệ thuật, chờ đợi  ánh sáng thuận tiện để bấm máy.


Người chụp ảnh phóng sự chú trọng trước hết  “chụp cái gì!”  mà cũng không  xem thường  “chụp như thế nào“.

Xin mở một cái ngoặc nhỏ ở đây để phân biệt ảnh phóng sự _ photo reportage_ và loại ảnh đời thường _Scènes de vie_mặc dầu ranh giới không cố định nhưng là  hai loài ảnh hoàn toàn tách biệt nhau. Nếu có ghép vào nhau thì cũng chỉ là gượng ép như là noí ảnh phong cảnh và ảnh chân dung đều là ảnh nghệ thuật vậy thôi. Ngày thường xách máy đi lang thang chụp được một bức ảnh hay, ưng ý.  Một bức ảnh tương đối có nội dung, đó là bức ảnh đời thường , một tấm thôi! 
Còn ảnh phóng sự  là một bộ ảnh có chủ đề ” Chợ Tết ngáy 3o”- ” Hôm nay tôi đi học”... . Thường hay đi kèm một bài viết, ngắn dài không nhất thiết. Nhiều khi không có cả bài viết kèm, nhưng phải chú thích dưới các hình  được đem trình bày. Chú thích này càng rõ càng tốt. Bộ ảnh phóng sự bình thường từ 6 hình cho tới 1o hình. Tránh không làm nhiều hơn. Nhiều quá dễ làm ngươí xem  nhàm chán có thể bỏ qua những bức ảnh đẹp nhất của bộ ảnh. Nếu đề tài của phóng sự cần nhiều hình mới mô tả được hết, thì nên tách ra làm nhiều tiểu mục : ” Chợ Tết ngày 30″ :  *Hoa_/*Bánh Mức /* Ông đồ già…Dưới 5 tấm hình thì gọi là ” Ảnh bộ”._ Xin hẹn có dịp đi vào chi tiết ” Nhiếp ảnh phóng sự” và “Nhiếp ảnh đường phố”_ khác nhau như thế nào _trên Blog này.

Người làm nhiếp ảnh phóng sự không đặt câu hoỉ ” chụp cái gì” khi ỡ hiện trường.Câu hỏi này phải đặt ra cùng lúc với dự tính đi chụp, nghĩa là nhiều ngày, nếu không là nhiều tháng trước khi đến địa diểm. Xin đừng vội mĩm cười, cứ nhìn hành trang kỹ thuật của nhiều anh em khi đi chụp hình xa mang theo , nào ống kính lớn ống kính nhỏ , nào chân nào đèn thì rõ đã mấy ai trả lời đúng câu hỏi mình đặt ra đâu. Biết là đi chụp cái gì mà cái gì đây là nhiều thứ cùng một lúc. Câu trả lời “Chụp cái gì” phải rõ ràng và dứt khoát như ” ngày mai mình đi chụp san hô dưới biển” như vậy caí gì không xài được dưới nước là để lại nhà !

Trả lời đúng câu hỏi và áp dụng đúng câu trả lời tránh cho ta nhiều điều bất lơi : nặng nề cồng kềnh khi di chuyển và khó gìn giữ tốt tất cả dụng cụ mang theo. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi người cứ tự kiểm, đôi khi nhiều món đồ đem  theo không bao giờ dùng tới, chưa kể thay qua đổi lại có khi sự cố …kinh tế xãy ra rất là nặng nề (!)

Chụp như thế nào“_  Nhiếp ảnh nghệ thuật hay nhiếp ảnh phóng sự, ngoài cái thể loại và mục đích có khác nhau, cả hai đều đi tỉm cái đẹp; có khác chăng là ý  niệm riêng của mỗi thể loại. Nếu nhiếp ảnh nghệ thuật chờ ánh sáng để có chủ đề, nhiếp ảnh phóng sự, có chủ đề rồi, không thể chờ ánh sáng mà phài xử dụng  ánh sáng có sẵn,  hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt. Muốn như vậy, nhanh chóng di chuyển tìm một vị trí thích nghi để bấm máy. Vị trí  mà từ đó máy nhận được ánh sáng thuận lợi làm nổi bật chủ đề.

Người nhiếp ảnh phóng sự tìm cách lơị dụng ánh sáng  cho bức ảnh.

Tại hiện trường, phải có quyết định nhanh ” Biết nhìn là yếu tố quyết định mà  cũng là yếu tố khó đạt nhất trong nhiếp ảnh“.

______________________________________________________________

 Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp*
*For All to enjoy, Comments will be kind, thoughful. If you want to Criticize do so in a   helpful way.  Severe remarks on the topic should be allowable. Personal attack will not be tolerated.

Posted in SHARING IDEA_Trao đổi kinh nghiệm by with 4 comments.

SHARING_Which lens for 35mm camera_Tiêu Cự Nào Thích Hợp ?

Tiêu cự nào thích hợp cho máy 24×36 ?

Trước đây vài chục năm, những ai dùng máy hình khổ phim 24×36, kể cả những người đã có sẵn nhiều ống kính, đều có lần đặt câu hỏi là cái ống kính tiêu cự nào nên gắn thường trực trên thân máy.
Hồi xưa ít ai xài Zoom lắm, chê nó xấu vì … không mua nổi !

Tuy vậy khi nói mấy chục năm trước, chẳng qua là dè dặc vậy thôi chứ ngay bây giờ, cho dù phần lớn cái máy mơí nào bán ra cũng kèm theo cái Zoom, câu hỏi trên vẫn là thời trang !
Có người cho là vơí khổ phim 24×36, tiêu cự ống kínk 50mm là hợp lý  nhất.
Người thì cho 35mm mơí chuẫn vì góc nhìn gần vơí góc nhìn của  con mắt người !
Còn tôi,
40 năm trước, lúc tôi mới có cái Canon thay được ống kính, tôi thích lắm mặc dầu chỉ có độc cái ống 50mm.
Có máy rồi cũng lùng xục kiếm nhóm kiếm hội mà đi chụp hình với nhau những buổi sáng chủ nhật. Gọi là hội cho xôm thật ra cỡ chừng năm bảy anh em chi đó cùng nhờ hai thầy Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh đứng ra hướng dẫn. Nhờ đó anh em cũng biết được chút nghệ thuật nhiếp ảnh.
Nhóm có rồi, đi chụp gần thì vô  thảo cầm viên chụp người chụp mẫu, xa một chút thì Phú lâm, xa lộ Đại Hàn chụp …vịt, hay tới rừng cao su Long thành chụp lá.

Có lúc rũng rĩnh thì anh em đóng góp đi xa mãi tận …Đàlạt hay Phan Thiết là ghê gớm lắm. Đâu dám nghĩ tới có ngày các bạn trẻ (bây giờ) rủ nhau mua vé…máy bay đi chụp hình.
Chụp rồi về nhà tráng phim, làm hình xong phải đợi tới ngày thứ năm, lúc trời nhá nhem tối, mới ra vĩa hè gặp nhau mà  trao đổi kinh nghiệm.
Hồi đó mỗi chiều thứ năm bọn chúng tôi hay ngồi vĩa hè đường Nguyễn Huệ, ngay trước tiệm hình Đống Đa, lý do là vì thầy Cao Lĩnh phụ trách nghệ thuật ở tiệm hình này .
Cứ mỗi thứ năm, tan sở, anh em lục tục có mặt khõang năm rưỡi sáu giờ. Cỡ mười lăm hai mươi phút sau thì thầy Nguyễn cao Đàm chạy cái xe Vespa cà tàng tới.

Đủ mặt rồi mà phải chờ Đống Đa đóng cửa thì thầy Cao Lĩnh mới… rãnh.
Sáu bảy giờ mà nhá nhem tối là vì vậy!
Cũng phải chờ tiệm người ta đóng cửa thì mình mới tọa vị vĩa hè của người ta được. Thầy trò tâm đắc lắm, ít thấy ai vắng mặt.

Vĩa hè thôi . Làm gì mà có càphê  máy lạnh Bull…!

Các bác sẽ noí “đồng ý nhưng thế thì cái câu hỏi tiêu cự nêu trên nằm ở đâu?”
Có đấy.
Số là mỗi lần trình hình cho hai thầy xem rồi chuyền tay giữa anh em, ai cũng ngằm nghía  mấy cái hình chân dung của anh Xuân_ Anh Xuân dạo đó làm ỡ IBM lương to lắm_ chụp bằng ống Télé Nikon 180mm. Mình xem cũng thấy thích nói chi .
Thế là có ý ra chợ trời kiếm cái Télé. Tìm có Télé rồi, khổ nỗi là chỉ đủ tiền … bù mà không đủ tiền mua. Đưa cái 50mm của mình kèm theo mớ tiền cho ông lái.

Ống kính thì trước sau cũng chỉ có độc một cái, nhưng bây giờ là cái 135mm ! Sung sướng đi chụp chân dung. Thậm chí có ngày 5 giờ tan tầm, ráng vác máy lên thảo cầm viên chụp… chân dung mấy chị dọn dẹp sở thú ( Bác nào mới mua máy thì hiểu liền ).

Đùng một cái, có người quen, biết tiếng – do mình tung ra –  nhờ chụp cho vài tấm hình lễ lược gì gì đó.
Với cái 135mm hình in ra chỉ thấy cái lổ muĩ (Ly do nhà chật, không có chổ lùi )! Tiếng lành đồn gần tiếng dữ đồn xa…thế là toi. Được cái an ủi là về sau không mấy ai nhờ chụp hình dùm nữa.

Tỉnh ngộ rồi, đi …đổi cái ống khác rộng hơn. Lần này 135mm, coi như xóa số 1 đổi lấy cái 35mm/1.4.
Lại bù mớ tiền.
Người Việt ta có câu, ” Phước bất trùng lai.Họa vô đơn chí “. Cái ống 35mm/1.4 của tôi xài được vài ngày thì cái vòng xoay khẩu độ nó cứ xoay hoài không chịu dừng lại ở một điểm cố định nào cả. Đúng là có vấn đề. Tôi vội vã trở ra chợ trời cho người đổi cái ống 35mm này biết cái khiếm khuyết của món hàng. Tôi cẩn thận chuẩn bị  ăn  nói  cho vừa lòng chị ( người đổi cái ống kính này là một chị lái), tránh đụng độ vô ích.
Mà sự cẩn trọng của tôi vô ích thật đấy !
Gặp nhau chào hỏi xong, tôi rụt rè bày tỏ vấn đề. Gặp ngày hên, chị lái cởi mở “ Ồ bậy thiệt, cái này em thiếu kiễm tra, ngặt cái là bây giờ đây chẳng sẵn cái 35mm nào mà đổi cho anh. Hay anh ráng chờ vài hôm có cái mới em sẽ giữ cho anh, không phải bù biết gì đâu
Sướng nhưng chưa thỏa mãn, tôi nói với chị ” Kẹt cái là tôi…chụp liền liền, mà cái ống này thì không xài được , vậy chị xem quanh đây (chợ trời mà) ai có, chị lấy dùm tôi một cái
Bốn mươi năm rồi tôi không nhớ là hôm đó chị lái có đánh đét một cái vào đùi chị không ” Ờ hay thôi thế này anh ạ, em đang có cái 28mm,  mới lắm, gần như mới ấy mà. Anh trả lại cái này cho em, rồi lấy cái 28mm đi mà xài, tốt lắm”.
Tôi nghĩ thầm trong ruột, cầm cái 35mm/1.4 tuộc ốc này như cầm của nợ, biết tới bao giờ mới có cái khác mà đổi. Tôi bằng lòng đề nghị nhưng bảo chị cho xem cái đã…Sau cùng tôi bằng lòng lấy cái 28mm thay thế cái 35 tuộc ốc của chị.

Đã xong đâu “ Anh ạ, cái 35 (mm) này, lỗi do em , em lấy lại đúng giá đả tính cho anh lần trước, không để anh thiệt đâu. Có điều là cái 28mm giá … thị trường nó cao hơn caí 35mm. Anh trả em cái sai biệt thôi ” Cái sai biệt chị lái đưa ra không mấy cãm tình gì lắm ! Lại ra tiền. Vẫn chỉ một ống kính .
Ông Conrad Hilton, người sáng lập khách sạn Hilton (nay hệ thống khách sạn này thuộc tập đoàn Hilton Worldwide) được mệnh danh là người đi khắp thế gian nhưng tối nào cũng ngụ trong nhà của mình. Tôi nổi tiếng là người xài đủ loại ống kính, nhưng khi nào cũng chì có độc một ống.
Maĩ tới hôm nay, cuộc bán chác này tôi cũng không đánh gía được ai dại ai khôn, chỉ biết cái ống kính 28mm này là cái ống kính tôi giữ lâu hơn hết, trên 2o năm có thừa.

Không đổi nữa vì ưng ý nó lắm.

Đó là chuyện bốn mươi năm về trước .
Nay tôi có được 4 cái ống kính từ 18mm –28mm -50mm -cho tới 90mm. Nhưng lúc nào cái 28mm cũng nằm sẵn trên máy.
Trong hộp ổ cứng chứa trên 100.000 file hình, tôi e rằng 90.000 file được chup bằng ống 28mm!
Mỗi lần đi chụp hình, trong  thân máy có ống kính 28mm tôi dùng SD 8G. Trong thân máy thứ hai  tôi gài ổ  SD 2Go.
Thường thì  thân máy 28mm hết pin trước.

Đối với tôi, ống kính 28mm là ống kính đặc biệt dùng cho máy 24×36 !

Những tấm hình sau đây tôi chụp ở Châu đốc tháng 9 vừa qua, đều là bằng caí ống 28mm/2.8 .

Nồi này úp vung nọ ” 28mm-Elmarit- 125/f:5.6

Hong tóc trên phà”  28mm-Elmarit-1/60/f:2.8

Chân Dung ” 28mm-Elmarit-1/60/f:2.8-(Cropped)

 

Càphê sáng ” 28mm-Elmarit-250/f:5.6

_________________________________________________________

Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp * For All to enjoy, Comments will be kind, thoughful. If you want to Criticize do so in a   helpful way.  Severe remarks on the topic should be allowable. Personal attack will not be tolerated. *

Posted in SHARING IDEA_Trao đổi kinh nghiệm by with 4 comments.

SHARING_Ảnh Đen Trắng từ Files màu .

Lời nói đầu ._ Đây là một trong những số bài tôi đã viết rãi rác trên nhiều Forum khác nhau ,  http://www.saigonphoto.net/sg/Forums/viewtopic/t=1942.html . Nay  xin thâu góp lại một chỗ, vừa bài viết, vừa ý kiến  của của người xem trong thời gian bài được tải trên các Forum đó, để tiện tiếp tục trao đổi nếu có.           

*************************

Hầu hết các body máy ảnh kỷ thuật số, hạng trung, muốn hình B&W (đen trắng) ngay trên File thì dùng công cụ “Color saturate “. Điều bất tiện là, với công cụ này, hình ảnh chỉ ghi được dưới dạng jpeg mà không ghi được dưới dạng Raw.

Tốt hơn hết là chụp màu như thường, rôì xử lý hậu kỳ bằng phần mềm. Như vậy tại sao lại dùng công cụ “Color saturate” trên hộp máy, câu hỏi này thỉnh thoảng cũng thấy có nêu ra trên nhiều Forum kỹ thuật. Mổi người phát biểu một cách, tùy phương tiện hiển hình sẳn có, chẳng hạn khi chụp một chủ đề thích hợp với đen trắng, nếu đang xử dụng công cụ này, ngay sau khi thâu hình, có thể kiểm soát sắc độ trên màn hình của hộp máy, do đó có thể thay đổi dữ kiện kỹ thuật và chụp lại kịp thơì, hoặc là không sẵn có phần mềm thích hợp đề chuyển đổi về sau. Một số khác thì đi sâu vào chi tiết kỹ thuật hơn, có dẫn chứng, cho rằng sắc độ đen trắng chuyển từ màu không cùng giai tần (Range) như sắc độ đen trắng của âm bản (Negative) do đó hình sẽ không đẹp hoặc là độ tương phản sẽ qúa lớn…v..v và v.. v..(có dịp xin trở lại vơí nhiều dữ kiện hơn), tương tợ như cuộc tranh luận về phẩm chất giữa hình ảnh kỹ thuật số và hình ảnh từ âm bản, đến nay vẫn chưa ngả ngũ, không phải là không có căn bản !
Theo nhận xét của tôi, khi thu hinh, nếu mỡ khẫu và vận tốc màn trập liên đới thích nghi, nói chung là chụp đúng sáng, thì hình đen trắng chuyển từ File màu cũng tốt lắm !
Sau đây là vài hình ảnh đen trắng chuyển từ file DNG màu, buổi trình diễn của ban nhạc Rock “Lane One Form” tháng 7 năm 2010 tại Canberra ( Australia ) .

_

_____________________________________________________________

Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp *  For All to enjoy, Comments will be kind, thoughful. If you want to Criticize do so in a helpful way.  Rude remarks on the topic will be allowable. Personal attack will not tolerated.

Posted in SHARING IDEA_Trao đổi kinh nghiệm by with 3 comments.

SHARING_Ảnh Đen Trắng từ Files màu (2)

 

( reply Linh Ngọc ) :

Ở đây xin lướt qua điểm kỹ thuật căn bản trong hình B&W, mà không bàn đến phần Nghệ thuật của tấm ảnh. Do quyết định của người làm hình, đôi khi bức ảnh được trình bày dưới dạng kỹ thuật đặt biệt như  Hight key, Low key, Phơi sáng ( solarisation) hoặc Phân sắc độ (isohelie)…v…v, có thể làm bài viết trở thành mâu thuẩn !

Nguyên tắc Đen Trắng trên màn hình vi tính (coding) 8 bits, biểu thị được 256 sắc độ, chuyển dần từ Đen tuyền ( Black absolute) đến Trắng tuyền (White absolute). Đoạn nối hai cực này là một loạt Sắc xám (Gray range).

Do đó tấm hình trắng đen trắng, đẹp, cần phải có chứa một phần Đen và Trắng của hai cực nói trên thì tấm ảnh mơí có độ tương phản đúng. Thiếu hai cục này tấm hình  chỉ còn lại sắc xám  trở thành màu  nước dưa rất khó coi!. Hy vọng có dịp trở lại giai tần (latitude) trong kỹ thuật số.

Điểm nhận xét thứ hai, phần Trắng tuyền ( nếu có ) càng nhỏ càng tốt, nói chung không được chiếm qúa 1/3 diện tích phân bố của tấm ảnh.
Điểm sau cùng, trong phần Trắng tuyền và phần Đen tuyền phải có chi tiết nổi lên.

Có thể dùng các phần mềm để hiệu chỉnh_ với file Raw hiệu chỉnh nằm trong giới hạn 1/2 đến 1 stop là tối đa. Ngoài giới hạn này_ chụp dư hay thiếu sáng quá thì file hình coi như phải bỏ.

Trở lại tấm hình #1  của Linh Ngọc :

– Hơi thiếu chi tiết trong phần trắng ( chiếc áo dài)

– Thiếu độ tương phản ( tấm hình chưa được Trong )

Sau khi chỉnh lại bằng phần mêm LR3 :

_______________________________________________________________

Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp *  For All to enjoy, Comments will be kind, thoughful. If you want to Criticize do so in a helpful way.   Severe remarks on the topic should be allowable. Personal attack will not be tolerated

Posted in SHARING IDEA_Trao đổi kinh nghiệm by with 9 comments.
Follow

Get every new post on this blog delivered to your Inbox.

Join other followers: