LANZAROTE *
24/11/2018 _ LANZAROTE _ Bài viết và vài hình ảnh rất đẹp của CaoDũng/Belgique _ Cám ơn Cao-Dũng đã chia sẻ !
Falaise: Các bãi cát thừơng là đen và hiểm trở.
Mirador del Rio: Lại đứng góc này, tay phải vịn lan can, mắt kiếng…
Palot: Thiên nhiên thật tuyệt vời.
Một trong những bãi cát trắng hiếm hoi…
Môt chút xanh xanh…
Độc đạo.
Một cảnh quan đặc biệt…
Caravane: Tham quan sa mạc bằng lạc dà.
- _Lanzarote
Lanzarote Native name: “Lanzarote”
Nickname: “Lanza”Flag of LanzaroteGeography Location Atlantic Ocean Coordinates 29.035°N 13.633°WCoordinates: 29.035°N 13.633°W Archipelago Canary Islands Area 845.9 km2 (326.6 sq mi) Highest elevation 671 m (2,201 ft) Highest point Peñas del Chache Administration SpainAutonomous community Canary Islands Province Las Palmas Largest settlement Arrecife (pop. 55,203) Demographics Population 142,132 (2011) Pop. density 227,6 /km2 (5,895 /sq mi) Ethnic groups Spanish, other minority groups Lanzarote (/ˌlænzəˈrɒti/; Spanish pronunciation: [lanθaˈɾote, lansaˈɾote]) is a Spanish island, the northernmost and easternmost of the autonomous Canary Islands in the Atlantic Ocean. It is located approximately 125 kilometres (78 miles) off the north coast of Africa and 1,000 kilometres (621 miles) from the Iberian Peninsula. Covering 845.94 square kilometres (326.62 square miles), Lanzarote is the fourth-largest of the islands in the archipelago. With 141,939 inhabitants, it is the third-most populous Canary Island, after Tenerife and Gran Canaria. In the centre-west of the island is Timanfaya National Park, one of its main attractions. The capital is Arrecife.
The first recorded name for the island, given by Italian-Majorcan cartographer Angelino Dulcert, was Insula de Lanzarotus Marocelus, after the Genoese navigator Lancelotto Malocello, from which the modern name is derived. The island’s name in the native language was Tyterogaka or Tytheroygaka, which may mean “one that is all ochre” (referring to the island’s predominant colour).[1]
____________________________________________
Mat : Non communiqués
Photos by : CaoDung/Belgique
Posted in FORUM-Diễn Đàn, REPORTAGE-Phóng Sự by daymadi-T with 6 comments.
11 giờ ngày 11 tháng 11 *
11/11/2018 _ PARIS _ 11/11/1918_11/11/2018 .
Vài hình ảnh của franceinfo về lễ tưởng niệm 100 năm ngày ký lệnh ngưng bắn Thế Chiến Thứ Nhất !
Với sự hiện diện của hơn 72 nguyên thủ quốc gia trên thế giới …
… để không còn ai gục ngã nữa . ..
… Để tuổi trẻ còn cơ hội vương lên …
… cho những anh hùng đã hy sinh …
- _ Lệnh ngừng bắn ký lúc 5 giờ 15 sáng ngày 11 tháng 11 năm 1918, đánh dấu sự chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến 1914-1918 bằng sự chiến thắng của quân đội đồng minh và sự thất trận của nước Đức. Lệnh này không có ý nghĩa là nước Đức đã đầu hàng (!)
Lệnh ngừng bắn trên, thật sự có hiệu lực vào lúc 11 giờ cùng ngày trong tiếng chuông nhà thờ đổ vang khắp nước Pháp, đánh dấu chiến tranh đã chấm dứt giữa các phe tham chiến với hơn 18 triệu người vừa thương tật vừa tử vong từ mọi phía, trong đó có hơn 8 triệu thường dân.
Lệnh ký diễn ra tại Compiègne, trong một toa xe dùng làm bộ tham mưu cho thống tướng Pháp Foch.
Mãi đến 28/6/1919, với Hiệp ước Hoà bình. ký tại Versailles mới thật sự chấm dứt cuộc chiến _ Wikipedia L’armistice de 1918, signé le à 5 h 151,2, marque la fin des combats de la Première Guerre mondiale (1914-1918), la victoire des Alliés et la défaite totale de l’Allemagne, mais il ne s’agit pas d’une capitulation au sens propre.
Le cessez-le-feu est effectif à 11 h1,2, entraînant dans l’ensemble de la France des volées de cloches et des sonneries de clairons, et annonçant la fin d’une guerre qui a fait pour l’ensemble des belligérants plus de 18,6 millions de morts, d’invalides et de mutilés, dont 8 millions de civils. Les représentants allemands et alliés se réunissent dans un wagon-restaurant aménagé provenant du train d’état-major du maréchal Foch, dans la clairière de Rethondes, en forêt de Compiègne.Plus tard, le , à Versailles, est signé le traité de paix, qui met réellement fin à l’état de guerre _ Wikipedia
________________________________________________________________________________________
Hình ảnh lấy từ ấn bản truyền hình ngày 11/11/2018 của FRANCEINFO _
Avec tous nos remerciements _
Posted in FORUM-Diễn Đàn, SHARING-Trao Đổi by daymadi-T with comments disabled.
Chiếc Lá Vàng !
_ Belgique _ 10/11/2018 _ Mùa THU Belgique _ Ảnh của Cao Dũng/Lìege
__________________________________________________________________
Mat : Non communiqués
By : Dung Cao / Liege
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 5 comments.
Forum _ Địa danh
CÔN-SƠN * _ 10/10/2018 _ Xin cám ơn đã chia sẻ _ Hình ãnh và bài viết của người ảnh Cao-Dũng/Belgium
Quần đảo này đã mang nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo thời đại, như Côn Sơn, Côn Lôn.
Một câu dân gian ‘Côn Đảo đi dễ khó về, già đi bỏ xác trai về nắm xương’ đã tự nó đủ diễn tả cái địa ngục trần gian này.” _ Cao-Dũng
- _ Côn Sơn _ ainsi appellé jadis Grand Condor ou Poulon Condor _ ce sont Les seize îles montagneuses, d’une superficie totale de 75 km2, sont habitées par environ 5 000 personnes. Elles sont situées à approximativement 185 km de Vũng Tàu et 230 km de Hô-Chi-Minh-Ville, dans la mer de Chine méridionale. (mer de l’Est pour lesVietnamiens).L’archipel est relié avec Hô-Chi-Minh-Ville par trois vols quotidiens d’environ une heure. On peut également s’y rendre par bateau de nuit, au départ de Vũng Tàu. Cette traversée nocturne dure une douzaine d’heures.
La principale île du groupe est Côn Son (ou Côn Lôn) et la plus grosse ville s’appelle comme l’archipel, Côn Đảo. Cette île abrite le bagne de Poulo Condor.
Le point culminant est situé 600 mètres. Seule une étroite bande de terre permet la culture du riz, des cocotiers et d’autres arbres fruitiers._ Wikipedia
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 7 comments.
Hảy lắng nghe mùa Thu .
Mùa Thu, mùa của thơ và của ảnh…
Xin post lên đây lưu bút đầy chất thơ và ảnh đẹp xứ Bỉ của người ảnh Cao-Dũng
Cám ơn tinh thần chia sẽ của Cao-Dũng (Lìege/Belgium) .
BRUGES * /Belgium _ 8/10/2018 _
« Mùa Xuân xanh tười, mùa Hạ nắng ấm đã theo thời gian lặng lẻ trôi qua rồi tiết trời lại nhẹ nhàng trở về với cái se lạnh đặc trưng của mùa Thu, chuẩn bị cho một mùa Đông giá lạnh … !
Thu, mùa của cung bật nhẹ nhàng , mùa của sắc màu bàng bạc, mùa những pha trộn diệu kỳ dễ đem vào lòng người phiêu lãng những cảm xúc vu vơ đượm buồn.
Những nổi buồn man mác không tên …!
Mượn lời thơ của thi sĩ Giáng Hương, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ thành nhạc « Đâu phải bởi mùa Thu » * , bênh vực cho môt nàng Thu, đâu có tội tình chi khi đem lại cho chúng ta những nỗi buồn vu vơ, vô cớ … » _ Cao-Dũng
________________________________________________________________________________________
- Bruges _ thuộc Vùng Flemish của Bỉ _ là thủ đô và là thành phố lớn nhất của tỉnh West-Flanders.Vào năm 1134, một làn sóng thủy triều mạnh đã mở rông “phá” Zwin, dẫn đến sự phát triển đô thị ngoạn mục giữa thế kỷ thứ mười hai và thế kỷ mười lăm, với việc đào nhiều kênh. Bruges trở thành một trung tâm cảng, trung tâm thương mại và tài chính ở châu Âu thời Trung Cổ, kết nối các quốc gia của Biển Bắc và Baltic với Địa Trung Hải. Các thương gia giàu có của Bruges đối phó với những người từ khắp châu Âu. Thị trường chứng khoán đầu tiên trong lịch sử được sinh ra ở Bruges vào thế kỷ 13. Trong thế kỷ mười lăm nó là trung tâm tài chính hàng đầu ở châu Âu. Sự bùng nổ kinh tế này cũng dẫn đến việc phát huy hoa văn hóa và nghệ thuật. Đó là trung tâm quan trọng nhất cho các họa sĩ nguyên thủy Flemish, người đã cách mạng hóa bức tranh phương Tây, và những tác phẩm của họ hiện nay nằm rải rác trong các bảo tàng lớn trên khắp thế giới.
Zwin cũng từng biết đến sự suy sụp , dần dần biến mất giữa thế kỷ mười lăm và mười sáu …Mãi đến thế kỷ XX, thành phố lại có phát triển mới nhờ vào việc tạo ra một cảng lớn Bruges-Zeebrugge, mà bây giờ là một phần đáng kể của khối Bắc Âu. Nhiều di sản cổ xưa này đã được khôi phục và cải tiến.
Được gọi là “Venice của miền Bắc” vì các kênh rạch bao quanh hoặc băng qua khu phố cổ trong khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Được UNESCO cho vào danh sách thành phố di sản thế giới kể từ năm 2000. _ Wikipedia
____________________________________________
Bài viết và hình ảnh : Cao-Dũng / Belgium
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 14 comments.
Hình trong ngày
Thủ dầu Một _ 28/3/2018 _
Posted in FORUM-Diễn Đàn, Street shot, STREET SHOTS_ĐỜI THƯỜNG by daymadi-T with comments disabled.
Quang gánh hàng rong _ (Vũ công Hiển 2)
11-01-2018 _ Bài viết và hình ảnh của Vũ công Hiển _
Không biết đôi quang gánh ra đời từ thế kỷ nào, nhưng tôi nhớ khi còn rất nhỏ, gia đình tản cư về thành, tôi được đặt ngồi trong một cái thúng, thúng bên kia là quần áo của cả gia đình. Chị người làm gánh như vậy mấy chục cây số. Mẹ tôi ẵm con nhỏ. Còn hai người anh thì lếch thếch đi bộ với bố tôi.Bây giờ đã qua thế kỷ 21, đôi quang gánh vẫn còn trĩu nặng trên vai người phụ nữ Việt Nam. Những đôi vai thường gầy gò, và những khuôn mặt thường sạm nắng.Xin gửi tới các bạn hình ảnh những đôi quang gánh của phụ nữ Việt Nam mà tôi thu được trên các nẻo đường đất nước _ VCH .
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 2 comments.
HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG VIỆT QUA ỐNG KÍNH VŨ CÔNG HIỂN
09/01/2018_ Xem hình của Vũ công Hiển cũng mường tượng được tinh thần Ảnh Nghệ-Thuật Việt-Nam trong những năm gần đây. Một loại hình lấy đề tài trong cuộc sống thường ngày của con người, một loại street photography, có khác là người chụp rất chú trọng về kỹ thuật thu hình, đặt nặng về bố cục, ánh sáng. Kết quả đã đem lại cho tác giả nhiều giải thưởng quốc-tế.
Xin cám ơn Vũ công Hiển đã thuận cho đăng những hình ảnh này để trao đổi với bạn ảnh bốn phương
Vũ Công Hiển nguyên là giáo sư tại Học khu San Francisco. __________________________________________________________
Dưới đây là bài viêt và hình ảnh của tác giả Vũ Công Hiển _
HÌNH ẢNH NGƯỜI ĐÀN ÔNG VIỆT QUA ỐNG KÍNH VŨ CÔNG HIỂNTheo con số thông kê thì Việt Nam đã lọt vào danh sách 5 nước uống rượu bia (tính theo đầu người) nhiều nhất châu Á, cùng với Nhật, Hàn, Tàu, Thái. Nói như vậy không có nghĩa là đàn ông Việt ai cũng say xỉn, đa số họ vẫn làm đủ mọi công việc nặng nhọc, đôi khi nguy hiểm để nuôi sống gia đình.Mời các bạn xem 12 trong số hàng trăm tấm ảnh mà tôi chụp được._ Vũ công HiểnTrên cánh đồng muối nắng cháy (Khánh Hòa)
Vượt sóng (Đà Nẵng)
Tung chài sáng sớm (An Giang)
Trong lò nung (Bình Dương)
Dù cho sóng gió (Gành Đá Đĩa – Phú Yên)
Ra khơi khi trời vừa sáng (Biển Ba động – Trà Vinh)
Làm bánh xèo chay giúp chùa (Châu Đốc)
Phơi bánh tráng (làng nghề Củ Chi)
Tại lò gốm Củ Chi
Vác cần xé ra xe tải (Bình Dương)
Nấu cá kho bán Tết (làng Vũ Đại – Hà Nam)
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 3 comments.
Hình trong ngày
27/9/2017 _Dọn hàng buổi sáng _ Luang Prabang
__________________________
Ảnh : Lê minh Châu /California
Mat : Canon GX7 Mark II
Posted in FORUM-Diễn Đàn, REPORTAGE-Phóng Sự by daymadi-T with 4 comments.
MS-G-28/2 _ Lens ?
22/4/2017 _ Ký danh đầy đủ của lens này là MS Optic Apoqualia G-28. MS Optic là danh hiệu sản phẩm của Mizayaki-San. Apoqualia G 28mm/2 là đặc tính của lens này .
Mizayaki-San_ tác giả người Nhật_ đã từ lâu tìm tòi để chế tạo nhửng ống kính với khẩu độ mở f/2 hay f/1.4, có được kích thước nhỏ gọn mà không làm giảm chất lương hình ảnh.Bình thường những loại lens này rất là cồng kềng!
Mizayaki đã tính toán, vẽ kiểu, tự lắp ráp … và đã thực hiện đưa lên thị trường vài ống kính đúng mục tiêu và đạt tiêu chuẩn lens 21mm pancake và lens 50mm_ f/1.1 . Thông dụng hơn hết là 28mm f/4 Perar .
Dựa vào sự thành công của lens 28mm/Perar f/4 vừa kể trên , nam 2016 Mizayaki cho ra đời một cái lens 28mm khác có độ mở f/2 . Đó là cái Apoqualia G-28 trìng bày hôm nay trong bài trao đổi này.
Trước hết xin giới thiệu vài hình ảnh down từ trang web của tác giả Bellamy .
Photos from BELLAMY/Web _
Đặc-tính ống kính :
_Khẩu độ mở của lens từ f/2 đến f/16
_ Kích thước D/50mm _ H/9mm8 (cao chưa tới 1cm), nặng W/70 gramme
_ Khoảng cách lấy nét 0m80 tới vô cực
_ Lens có ngàm cố định cho hộp máy (body) Leica. Đối với hôp máy (body) khác tôi nghĩ có thể dùng adaptor thích hợp để xữ dụng _
_ Lens này có thể là lens 28mm /2 nhỏ nhất thế giới cho loại máy Full frame (24 x 36) _
Vài hình ảnh để có ý niệm chính xác về kích cở ống kính MS-G 28 _ Tài liệu daymadi.com
Hình thể Apoqualia G 28mm/2 bên cạnh Leica 28mm Summicron ASPH _
Theo tài liệu MS Optic :
_ Ống kính làm và lắp ráp bằng tay nên số lượng sản xuất có hạn _ Sồ lượng Lens G-28mm/2 được phân ra như sau :
_ Đen / 200 đơn vị
_ Chrome / 100 đọn vị
_ Đồng thau / 50 đơn vị
Giá gôc 100.000 JPY _ tương đương 980 usd _ Giá tại Pháp 1.204 Euros/ Taos Photogtraphoc/Toulouse _ Đại diện chính thức MSOptic
Sau đây là những hình ảnh thực tế để định phẩm chất lens MS-Apoqualia-G 28 .
MS-G 28/2, serial number : 041BL / Leica M9
f/2 _ Với khẩu độ f/2 hình ảnh trên tiêu cự vẫn nét và Bokeh khá đẹp .
f/5.6 _ Theo nhận xét f/5.6 là khẩu độ tối thuận _ Hình ảnh nét đều chi tiế đầy đủ.
Nhận xét chung _ Qua lens G-28/2 , loại hình đen trắng sẽ có độ tương phản dể dàng tăng giảm bằng post-process (kt hậu-kỳ).
Hệ thống lens không bị ám màu_ Couleur dominante.
Cám ơn Parette Siegfrid & G. Levrier đã chấp thuận cho đăng hình .
Daymadi.com remercie Parette Siegfrid & G.Levrier pour leurs photos illustrees
Đại diện chính thức Mizayaki Optic : Taos Photographic _ Toulouse / France
By daymadi.com_
Posted in FORUM-Diễn Đàn, SHARING IDEAS by daymadi-T with 4 comments.
TRÍCH BÁO .
Bức ảnh đắt nhất thế giới ! _ 6 triệu 5 trăm ngàn usd là giá bán bức ảnh này tại Las Vegas hôm 9 tháng 12 năm 2014 !
của Peter Lik , tác giả người Úc , được mô tả như là một nhiếp ảnh gia vô danh . Người mua bức ảnh không muốn thông báo danh tính .
Tác phẫm mang tựa đề Phantom _Bóng Ma _ chụp một khe sáng xuyên vào hang Antelope Canyon thuộc bang Arizona .
Với cái giá 6,5 triệu usd Peter Lik đã qua mặt Andrea Gursky , nhiếp ảnh gia người Đức , với bức ảnh Rhein II , giá 4t3 usd , trong một cuộc bán đấu giá năm 2011 _ Tài liệu “Le Figaro Magazine vendredi 19 et samedi 20 decembre 2014 “
Rhein II / Andrea Gursky
__________________________________________
Tài liệu tham khảo phụ lục _ http://www.journaldunet.com/patrimoine/art-de-vivre/photographie-la-plus-chere.shtml
Thật hay Giả _Kỹ luật thật hay chỉ là quảng cáo ?
Peter Lik đã tạo kích động khi đưa tin lên site của ông ta rằng trong tháng 12/2014 ông đã bán được bức ảnh PHANTOM với giá 6 triệu 5 trăm ngàn usd tại Las Vegas cho một nhà sưu tập dấu tên . Trong cùng ngày hôm đó , nhà sưu tập này còn mua thêm hai tác phẩm khác cũng của Peter Lik “Illusion” với giá 2 triệu 4 usd và ” Eternal Mood ” với gá 1,1 triệu usd .
Ông Joshua Roth , luật sư cố vấn cho nhà sưu tập trên , đồng thời là giám đốc viện bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở Los Angeles đã xác nhận có vụ mua bán này , nhưng nhiều nhà chuyên môn vẫn còn thắc mắc vì số tiền bán quá cao trong một cuộc bán đấu giá cho một nghệ sĩ không tên tuổi .” Người ta không thể bán một tác phẫm như vậy nếu không kinh qua một quá trình , có một tên tuổi , và không thường xuyên tham gia triển lãm ….” phát biểu của David Fleiss , phòng triển lãm 1900-2000 .
Sinh tại Úc , Peter Lik thật sự không phải là không ai biết tiếng . Nhiếp ảnh gia này đã thu được nhiều giải thưởng trong suốt 20 năm nay . Nổi danh với loại ảnh nghệ thuật phong cảnh và loại ảnh thiên nhiên , với màu sắc thường rất độc đáo , còn hình đen trắng của ông thì rất là hiếm có thể là một trong những lý do tấm hình bán được giá cao . Trong “Phantom” Peter Lik giải thích là ông muốn làm nổi bật độ tương phản và các hình thái trong hang Antelope Canyon -Arizona, để làm hiện rõ “Bóng Ma” đáng kinh ngạc !
Trước đây kỹ lục của một bức ảnh bán được giá cao là của nhiếp ảnh gia người Đức Andreas Gursky , tác phẩm “Rhein II” với giá 4.338.500 usd trong một cuộc bán đấu giá của Christie’s ở New-York năm 2o11.
http://www.bing.com/images/search?q=andreas+Gursky&go=Submit&qs=n&form=QBIR&pq=andreas+gursky&sc=8-13&sp=-1&sk=
Kế đền là nhiếp ành gia người Mỷ , Cindy Sherman , với “Untittle#96” cũng bán được 2 trieu 88 usd tháng 5/2011.
http://www.bing.com/images/search?q=cindy+Sherman&go=Submit&qs=n&form=QBIR&pq=cindy+sherman&sc=8-13&sp=-1&sk=
Vrai record ou coup marketing ? Le photographe australien Peter Lik a fait sensation le 9 décembre 2014 en annonçant sur son site avoir vendu la photo la plus chère du monde à Las Vegas. Baptisée “Phantom”, le cliché aurait été cédé à 6,5 millions de dollars (5,24 millions d’euros) à un collectionneur d’art resté anonyme. Ce dernier a également acquis le même jour deux autres des œuvres de Peter Lik, “Illusion” pour 2,4 millions de dollars et “Eternal Moods” pour 1,1 million.
Joshua Roth, avocat de l’acheteur et conseiller du directeur du Musée d’art contemporain de Los Angeles (MOCA), a bien confirmé la vente mais de nombreux spécialistes s’étonnent du montant de la vente, pour un photographe quasi inexistant sur le marché secondaire de l’art, dans les ventes aux enchères. “On ne peut pas arriver ainsi sur un marché sans carrière, sans tirage numéroté, sans galerie autre que la sienne !”, s’étrangle ainsi David Fleiss, de la galerie 1900-2000.
Né en Australie, Peter Lik n’est pourtant pas un inconnu. Le photographe a accumulé les récompenses ces 20 dernières années. Connu pour ses photos artistiques de paysage et de nature, d’habitude saisissantes de couleur, ses clichés en en noir et blanc sont extrêmement rares, ce qui peut expliquer un prix élevé. Pour “Phantom”, Peter Lik explique avoir voulu mettre en valeur les contrastes et les reliefs de l’Antelope Canyon en Arizona, faisant ainsi apparaître une surprenante silhouette fantomatique.
Le précédent record était détenu par l’artiste allemand Andreas Gursky pour sa photo “Rhein II”, adjugée 4 338 500 dollars (3,14 millions d’euros) en novembre 2011 lors d’une vente aux enchères chez Christie’s à New-York.
Autre photographe dont les tirages dépassent allègrement le million de dollars, l’américaine Cindy Sherman. Sa photo “Untitled # 96” s’est vendue en mai 2011 pour 2,88 millions de dollars (2,09 millions d’euros).
Mong rằng đây là một khích lệ lớn cho những anh em cầm máy như …. chúng ta !
Cám ơn các bác .
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 2 comments.
Trao đổi kinh nghiệm _ Leica 35mm Summilux ASPH / FLe
Leica 35mm Summilux ASPH Lenses _
17/8/2014 _Cháu là 1 người chơi rất nghiệp dư về ảnh, chụp ảnh (với dòng máy Leica, qua tìm hiểu cháu rất thích, tuy nhiên đến nay chưa được sở hữu máy hoặc ống kính Leica ). Qua tư vấn của chú, cháu định mua 1 ống kính Leica Summicron 35 mm/ F2 ASPH. Đây cũng là lời khuyên của nhiều người đang dùng Leica . Trên các trang mạng bán ống kính, cháu được biết thêm ống Leica 35/ F1,4 đắt hơn 35/F 2 khoảng 20 -25%. Với kinh nghiệm vài chục năm gắn bó với Leica, mong chú tư vấn về sự khác biệt 2 ống kính này (để xem có cần thiết phải thêm tiền đầu tư này có thật sự xứng đáng ko ? Ko có nghĩa cứ bỏ nhiều tiền mua thiết bị đắt tiền là hiệu quả với người chụp ảnh ). Hy vọng sớm nhận được lời khuyên của chú, cũng là để chia sẻ với mọi người. Cảm ơn chú
Phần Góp ý _ Cám ơn anh đã dùng trang blog này để trao đổi kinh nghiệm . Câu hỏi của anh thường gặp trên các Forum . Nhưng những câu trả lời sau đó nhiều khi quá chủ quan làm cho người đặt câu hỏi lúng túng nhiều hơn là có được một quyết định thích nghi ! Không có ống kính nào có thể làm mọi việc, do đó so sánh hai ống kính , nhất là lại có cùng tiêu cự thì lại càng tế nhị, vì vậy, theo tôi , cố gắn trình bày các đặc tính của hai loại lens trên một cách trung thực , sau đó thêm vài nhận xét cá nhân qua xữ dụng và qua tham khảo tài liệu rồi để anh quyết định cái lens nào thích hợp cho anh , là tốt hơn hết .
Xin lần lược trao đổi với anh như sau :
“…tư vấn về sự khác biệt 2 ống kính này” _ Chất lượng tạo hình của 2 lenses này đều rất đạt , nếu người xữ dụng không quá quan tâm đến vài chi tiết khác nhau giữa chúng : Chủ đề , cùng hoàn cảnh điều kiện , hai lens này cho chất lượng ảnh tốt gần như nhau . Nếu nhìn kỹ Summilux cho ảnh trong hơn _ contrast tốt . Với khẩu F:1.4 Summilux cho boketh đẹp hơn . Ở khẫu độ F:1.4 ảnh trên Summilux vẫn rất nét. Với hệ Floating element của Summilux Fle, anh tránh được khuyết điểm Shift focus * Về khẩu độ 1.4 ; nguyên tắc là để xữ trong môi trường thiếu ánh sáng, nhưng theo tôi, người mua loai lens này là đã có ý tận dụng thường xuyên khẩu 1.4 . Nếu không dùng tới 1.4 khi môi trường đã dư sáng thì không cần phải trả cái giá Summilux . Nói một cách khác , 35mm Summilux ASPH / FLe có thể thay thế 35mm Summicron ASPH , ngược lại Summicron 35mm ASPH không thực hiện được hiệu ứng cho bởi khẩu F: 1.4 của Summilux ASPH/FLe !
_” Ko có nghĩa cứ bỏ nhiều tiền mua thiết bị đắt tiền là hiệu quả với người chụp ảnh “ _ Nhận xét này của anh không sai, tuy nhiên đừng quên yếu tố tâm lý cũng rất là quan trọng. Đối với tôi , một dụng cụ tinh xảo và ưng ý , trong tay, phần lớn đem đến kết quả khả quan hơn . Ngoài ra dẩu có kinh nghiệm, việc xữ dụng một ống kính mới , người xữ dụng luôn phải trải qua một thời gian khá dài có khi hàng tháng mới thật sự làm chủ được , nếu anh xữ dụng thuần thục 35mm Summicron sau đó đổi qua 35mm Summilux thì lại mất một thời gian đầu . Kinh nghiệm cho thấy ống kính dầu tinh xảo mắc tiền , hình ảnh đầu tiên chụp xong bao giờ cũng đem lại ít nhiều … thất vọng . Điều này dễ hiểu khi đã đánh giá qúa cao mà chưa làm chủ được … cái mình dùng . Có người tha thiết có một lens , mua rồi vội vả bán lại vì có cảm tưởng kết quả không đúng như mình mong đợi .Trường hợp điển hình của lens 50mm Summilux ASPH nổi tiếng của leica , xữ dụng ở khẩu 1.4 để chụp cận ảnh thì kết quả tuyệt vời nhưng nếu không quen rất khó đạt !
_” Trên các trang mạng bán ống kính, cháu được biết thêm ống Leica 35/ F1,4 đắt hơn 35/F 2 khoảng 20 -25%.” _ Việc so sánh giá giữa 35mm Summicron ASPH và 35mm Summilux ASPH/Fle ( Floating element) tôi e có sự nhầm lẫn . Sai biệt này khá lớn _Giá bán Summicron 35 ASPH là 3.000 usd và giá bán của Summilux 35/ASPH-Fle là 5.000 usd . Người dùng Leica gần như ai cũng muốn có lens 35mm Summilux ASPH / Floating element . Nếu giá cả không là trở ngại thì sở hữu một 35mm Summilux ASPH/Fle là lựa chọn đúng nhất . Cám ơn và mong chờ sự đóng góp trao đổi ý kiến của các bác !
Phụ lục : 35mm Summicron ASPH _ Giá 3.000 _ 3.200 usd
35mm Summilux ASPH/Floting element _ Bắt đầu sản xuất 2010 – Loa che nắng vặn ốc – Số khắc khẩu độ nằm trên vòng xoay có khấc – Giá trên dưới 5.000 usd
35mmSummilux ASPH/Pre FLe Năm sản xuất 1994-2010 – Loa che nắng úp ngàm – Số khắc khẩu độ nằm dưới vóng xoay có khấc – Giá trên dưới 4.500 usd
* Shift focus _ Khi thấu kính ngoài cùng ( front lens) của ống kính càng lớn ( trường hợp lens có khẩu 1,4_1.2_0.95…chùm sáng bên rìa và chùm sàng qua trung tâm ống kíng sẽ có điểm hôi tụ khác nhau trên phim (argentic) hay trên capteur (digital) làm cho hình bớt nét . (Floating element hiệu chỉnh khuyết điểm này)
Tài liệu tham khảo : http://www.l-camera-forum.com/leica-forum/leica-m-lenses/252086-35-summilux-fle-pre-fle.html
Ps_ Tôi vừa nhận đươc mail biết anh đã quyết định chọn 35mm Summilux ASPH/FLe . Đó là quyết định đúng ! Đón mừng anh nhập hội !
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 4 comments.
Forum_ Miroslav Tichy
Vài lời giao lưu_ Cứ nói về chụp ảnh, bạn bè gặp nhau thường đề cập tới kỹ thuật, tới trào lưu này trường phài nọ , rồi thì máy nào hay máy nào dở , đại khái không ngoài mấy cái thời trang qua quãng cáo trên mạng… ! Coi vậy mà ít ai ra khỏi thông lệ này. Phải thú nhận, gần 50 năm cầm máy, cho đến hôm qua, tôi vẫn còn tự hỏi máy nào tốt, tiêu cự ống kính nào thích hợp…Tình cờ đọc một bài viết về Miroslav Tichy, do một bạn ảnh gởi qua mail, nay cũng thấy vơi đi phần nào những thắc mắc trên …
Xin ghi lại vài nét chính :
“Ông người Tiệp, sinh năm 1926. Trưởng thành, Miroslav Tichy được nhận vào Học Viện Mỹ Thuật thành Prague. Là người có tài , cơ hội trở thành một hoạ sĩ nổi danh không phải là nhỏ, thế nhưng năm 1960, ông bỏ hội hoạ để chuyển sang nhiếp ảnh vì không đồng quan điểm nghệ thuật với chính quyền lúc ấy .
Suốt ngày lang thang với cái máy ảnh bằng bìa cứng mà ông mò mẫm tư chế. Những mãnh nhựa dẽo nghiềng nát , trộn với bột kem đánh răng (?!) kết hợp với lõi cuộn giấy vệ sinh để làm làm ống kính. Lấy lỏi gổ dùng để cuộn chỉ may và vài cơ phận máy hình thu nhặt được đó đây rồi cột dính vào nhau mà làm thân máy !
Với cái máy này, suốt ngày ông lang thang ngòai đường, không lưu tâm gì tới bộ dáng của mình nữa mà chỉ ăn mặc thế nào cho nó thật lập dị.
Cư dân thành phố Kijov (Tiệp) không bịết phải coi Tichy Miroslav như một ông già gàn dở dễ mến hay là một ông kẹ đáng sợ . Họ thường bắt gặp ông tại bến xe búyt , tại công viên và đặt biệt là tại hồ tắm khu vực , nơi ông lưu lại hàng giờ để chụp lén các bà cô, lơ là không mấy kín đáo.
Nhiều lần ông bị bắt giữ vì chuyện này , cảnh cáo rồi được thả thôi. Đến khi làm quá bị cấm héo lành tới hồ tắm này thì ông tự chế lấy một ống kính tầm xa (tele) mà dùng.
Hình ông Tichy với ống tele…Nikhông !
do đó trên nhiều tấm hình , người xem thấy tiền cảnh là một mạng lưới rào bằng kẽm …
Có ngày ông chụp cả trăm tấm hình , tối đến về căn nhà trọ chật chội và mất trật tự, ông để hết thì giờ in hình . Miroslav coi nhiếp ảnh là trò giải trí của riêng ông , không tuân thủ một qui tắc nào hết . Lúc chụp cũng như khi làm hình ông bất chấp các nguyên tắc căn bản (?!) Ảnh in ra ông dùng bút nhấn vào đường viền cho rõ, hoặc dùng mực vẽ luôn ra thành khung hình …sau đó thì vứt thành đống, chẵng màn tới mà cũng chẵng cho ai xem (Chắc thời ông này chưa có … facebook!)
Suốt 20 năm trường, việc làm của ông chẳng ai hay biết.
Năm 1981, Roman Buxbaum, người bạn thiếu thời , vừa là láng giềng của ông, trông thấy trong studio của Tichy, những tấm hình mốc meo lẫn lộn với những đống phim chưa tráng … tất cả nằm lăn lóc cùng với mấy cái máy hình bằng bìa cứng của ông .
Buxbaum sẽ là người thứ hai, ngoài Tichy, nhìn thấy những tác phẩm của nghệ sĩ này. Phần lớn những tấm hình ở vào tình trạng rất xấu bởi đã trầm mình quá lâu trong căn studio ẩm ướt. Roman khởi công việc thu vén và cập nhật …Năm tháng qua, nhờ Buxbaum, những tác phẫm này bắt đầu xuất hiện trong các phòng triển lãm và các bảo tàng viện… New york, Paris, Londre …
Năm 2004, bộ sưu tập tác phẩm Tichy của Buxbaum được trình bày trong chương trình triển lãm Nghệ Thuật Hiện Đai ở Seville Tây ban nha. Một năm sau, 2005, các tác phẩm này đươc giải Prix de New Arles. Rồi từ đó người đời tìm hiểu thêm về ông. Ông trở nên nổi tiếng qua cái nét thô thiển mà rất nghệ thuật của tác phẩm tại triển lãm ở Zurich và Paris. Lúc ấy Tichy đã 71 tuổi. Rồi Buxbaum thành lập tổ chức lấy tên ông ” The Miroslav Tichy Foundation” trong chiều hướng gìn giữ và phổ biến tác phẩm của ông. Dĩ nhiên Roman Buxbaum hưởng rất nhiều tiền hoa hồng từ các phòng triển lãm này.
Đến năm 2009, Tichy bất ngờ cắt đứt liên hệ với Roman Buxbaum :” Tôi không hề hợp đồng với Buxbaum cho ông ấy quyền triển lãm tác phẩm của tôi, dầu là bằng lới hứa hay là bằng văn bản. Buxbaum đã vi phạm việc khai thác bản quyền “. Miroslav Tichy đến đây không cần Roman Buxbaum nữa !
Về nhiếp ảnh, phần lớn nếu không là tất cả, chủ đề của ông là nữ phái. Những bức hình hầu hết chụp lén tại hồ tắm khu vực những bà những cô thiếu cảnh giác. Phần lớn các bà các cô không ai tin cái vật ông đang nắm trong tay chụp được hình họ. Vì thế nếu có thấy họ mĩm cười trong hình của ông , chẳng qua là để tỏ ra mình lịch thiệp với một ông già râu bạc , tóc phất phơ theo gió trên tay cầm món đồ chơi của con nít mà thôi. Những bức hình này , năm 2010, trong một cuộc triển lãm dành riêng cho ông , được trình bày tại Trung Tâm Nhiếp Ảnh Quốc Gia ở New York. Cuộc triển lãm đưa ra gần 100 bức ảnh, với chủ đề vừa nêu trên , nhăn nhó mốc meo , cùng với những cuộn phim chưa tráng và chiếc máy hình tự chế, được trưng bày đúng hiện trạng như khi chúng còn lăn lóc trong nhà ông!
Qua cuộc triển lãm này, tờ NewYork Photo Review đã viết về ông như sau : “Chúng tôi thấy hình chụp những người phụ nữ từ phía sau , từ phía trước , phía hông . Có những tấm chụp đôi chân , hay ngực, hay lưng… rồi cũng có cã những tấm hình chụp toàn thân . Chúng tôi cũng thấy những bức hình chụp lúc đi , lúc đứng, lúc ngồi, hay đang chồm ra phía trước hoặc ngã về phía sau. Củng có vài ảnh khoả thân, nhưng hình ảnh không rõ lắm khó mà phân biệt đó là những hình khoả thân thật hay là hình của ai đó áo mặc không đủ che thân ! Tính chất khiêu gợi ( erotisme) của tấm hình tuy có mặt nhưng rất là giới hạn, không đủ để đưa ta đi sâu vào lãnh vực của loại hình này !”
Nói tóm lại Nghệ Thuật “Cao” là cái gì ra khỏi con đường đã vạch !
Ông chết năm 2011 cũng tại nơi chôn nhau cắt rốn . Lúc đó ông được 85 tuổi .
Tính ra Tichy chưa lần nào hiện diện trong bất cứ cuộc triển lãm nào của ông “
“In photography, if you want to be famous, you must do something more badly than anybody in the entire world.”_Miroslav Tichy.
Tài liệu tham khảo : http://www.messynessychic.com/2013/06/06/the-reclusive-peeping-tom-photographer-and-his-cardboard-camera/
*********
Tôi viết bài này, dựa vào tài liệu đã đọc, trình bày vài nét về Miroslav Tichy. Sau đó là muốn tìm hiểu và trao đổi ý kiến với các bạn ảnh về quan niệm nghệ thuật nói chung và của người nghệ sĩ này nói riêng mà nhất là có nên suy nghĩ về mối liên hệ đã thắt chặc (?) rồi tan rã trên khoé nhìn “hợp lý” và “luân lý” , giữa người nghệ sĩ _Miroslav Tichy_ và người , có thể nói, là người bầu, kẻ đã có công đưa một nghệ sĩ từ vô danh ra ánh sáng như Roman Buxbaum .
Cám ơn và đón chờ ý kiến ý từ mọi phía .
Posted in FORUM-Diễn Đàn, ON THE NET_TRÊN MẠNG, SHARING IDEA_Trao đổi kinh nghiệm by daymadi-T with 16 comments.
FORUM _ New sharing from Paris
Diễn đàn _ Giới thiệu Ảnh đẹp của một bạn ảnh : JP NOT_Paris .
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 7 comments.
SEAL – Giới Thiệu M9 Monochrome-Canberra
Buổi họp mặt giới thiệu M9-Monochrome tại Canberra_Thủ đô Úc _
Daymadi.com vừa nhận được bài phóng sự của Nomadphoto _Úc châu_ do Thierry đảm trách xin trích đăng chia sẽ với các bác .
Do Leica tổ chức tại Photo Riesel Canberra-Úc với sự tham gia của Rock Star Seal, đại sứ lưu động của Leica .
Một cuộc Triển lãm_ Ảnh thực hiện bởi Seal_ ảnh được bán đấu giá và tiền thu được sẽ để làm từ thiện .
Seal và Thierry
Quang cảnh triển lãm
Seal_ Đại sứ lưu động của Leica
Không gian Leica của Photo Riesel-Canberra – Úc
Seal và hình triển lãm do Seal thực hiện
Thierry_Nomadphoto-Australia
Leica M9-Monochrome bên cạnh Leica M9 Hermes
Hình ảnh của Seal thực hiện cho cuộc bán đấu giá_Tiền thu đưio75c dùng làm việc nghĩa
Link >>>http://www.australian-photo.com/the-voice-the-image-the-leica-monochrom/
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 2 comments.
Forum-Diễn đàn_TỊNH TÂM
Những hình mới nhận được_rât đẹp_ của Tịnh Tâm_từ Sacramento (Ca-USA). Xin post lên để cùng chia sẽ giữa bạn ảnh.
Rất cám ơn người ảnh Tịnh Tâm.
Forum Diễn Đàn_ là góc trao đổi hình ảnh và ý kiến của tất cả những ai yêu nhiếp ảnh.
Mong các bác chia sẽ và góp ý !
Cám ơn trước các bác
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 2 comments.
Forum-BON CRU 2012
Envoie de Peter Eriksson
M8-28mm Elmarit-M-ASPH
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 1 comment.
Forum-AUSTRALIA-Sydney
From www.nomadphotography.com.au
Concert on the Street_
Leica M9-Carl Zeiss 50mm
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with comments disabled.
Forum_AUSTRALIA
From: www.nomadphotography.com.au
Người nghệ sĩ đường phố này là một thanh niên nhật bản. Với nhạc cụ đặc thù của thổ dân Úc và đường phố làm sân khấu trình diễn anh đã đạt mục đích dặt ra : có phương tiện để đi vòng quanh thế giới. Dám nghĩ dám làm rất đáng được trân trọng.
Hình chụp tại Sydney-Úc Châu_ của nomadphotography.
Leica M9-Carl Zeiss 50mm Sonnar.Sydney_Australia_ Young japanese artist with typical australian Aborigene music instrument.
La suite_Tiếp tục
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 1 comment.
FORUM_From_Nomadphotography.com.au
Từ www.nomadphotography.com.au _Australia-Hasselblad-H4D
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with comments disabled.
FORUM_Diễn đàn _ MINH DŨNG
Hình của Nhiếp ảnh gia Minh Dũng _
Trở lại với những ảnh rất đẹp về cao ốc tại thành phố Hồ chí Minh.
Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp*
__________________________________________________
For All to enjoy, Comments will be kind, thoughful. If you want to Criticize do so in a helpful way. Severe remarks on the topic should be allowable. Personal attack will not be tolerated.
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 2 comments.
FORUM_Diễn Đàn _ MINH DŨNG
- Nhà dưỡng lão Long An .
Anh Minh Dũng, một nhiếp ảnh gia quen thuộc của thành phố, gởi tới chúng ta vài hình ảnh của anh đã thực hiện ở nhà dưỡng lão Long an trong tháng 1o/2011.
Vơì kỹ thuật gìa dặn, và cách nhìn trung thực, những hình ảnh của anh Minh Dũng đã đem lại rất nhiều cảm xúc cho người xem ảnh .
Xin phổ biến lên Blog để cùng chia sẽ .
______________________________________________________________
Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp* For All to enjoy, Comments will be kind, thoughful. If you want to Criticize do so in a helpful way. Severe remarks on the topic should be allowable. Personal attack will not be tolerated.
Posted in FORUM-Diễn Đàn by daymadi-T with 2 comments.