SHARING_Ảnh Đen Trắng từ Files màu (2)

 

( reply Linh Ngọc ) :

Ở đây xin lướt qua điểm kỹ thuật căn bản trong hình B&W, mà không bàn đến phần Nghệ thuật của tấm ảnh. Do quyết định của người làm hình, đôi khi bức ảnh được trình bày dưới dạng kỹ thuật đặt biệt như  Hight key, Low key, Phơi sáng ( solarisation) hoặc Phân sắc độ (isohelie)…v…v, có thể làm bài viết trở thành mâu thuẩn !

Nguyên tắc Đen Trắng trên màn hình vi tính (coding) 8 bits, biểu thị được 256 sắc độ, chuyển dần từ Đen tuyền ( Black absolute) đến Trắng tuyền (White absolute). Đoạn nối hai cực này là một loạt Sắc xám (Gray range).

Do đó tấm hình trắng đen trắng, đẹp, cần phải có chứa một phần Đen và Trắng của hai cực nói trên thì tấm ảnh mơí có độ tương phản đúng. Thiếu hai cục này tấm hình  chỉ còn lại sắc xám  trở thành màu  nước dưa rất khó coi!. Hy vọng có dịp trở lại giai tần (latitude) trong kỹ thuật số.

Điểm nhận xét thứ hai, phần Trắng tuyền ( nếu có ) càng nhỏ càng tốt, nói chung không được chiếm qúa 1/3 diện tích phân bố của tấm ảnh.
Điểm sau cùng, trong phần Trắng tuyền và phần Đen tuyền phải có chi tiết nổi lên.

Có thể dùng các phần mềm để hiệu chỉnh_ với file Raw hiệu chỉnh nằm trong giới hạn 1/2 đến 1 stop là tối đa. Ngoài giới hạn này_ chụp dư hay thiếu sáng quá thì file hình coi như phải bỏ.

Trở lại tấm hình #1  của Linh Ngọc :

– Hơi thiếu chi tiết trong phần trắng ( chiếc áo dài)

– Thiếu độ tương phản ( tấm hình chưa được Trong )

Sau khi chỉnh lại bằng phần mêm LR3 :

_______________________________________________________________

Xin Cám ơn trước những Ý Kiến đóng góp *  For All to enjoy, Comments will be kind, thoughful. If you want to Criticize do so in a helpful way.   Severe remarks on the topic should be allowable. Personal attack will not be tolerated

Posted in SHARING IDEA_Trao đổi kinh nghiệm by with 9 comments.

Comments

  • Hoxung says:

    hi hi, tiếp đi bác ơi, những chia sẽ của bác làm cháu sáng ra nhiều thứ lắm, cám ơn bác nhiều.

  • Huynhphuchau says:

    Theo dõi topic của Chú Tuyên , ngoài việc được thưởng thức những bức ảnh đẹp còn được nghe chú hướng dẫn, trao đổi những thông tin, kinh nghiệm quý báu, thật là thích!

    Cám ơn chủ đã chia sẻ

  • Lamchieu says:

    Cháu cũng là một tính đồ của ảnh B/W, cháu nhớ mãi hai tác phẩm: “Mai con về” và “ngõ hẹp” của chú.
    Cháu có câu hỏi nhỏ mong chú giúp cháu?
    – Hệ thống vùng lộ sáng của Ansel Adams (zone system) là một chu trình khép kín từ lúc chụp cho đến tráng phim và rọi ảnh nhầm thể hiện được sắc độ hình ảnh trung thưc nhất (như mắt nhìn).
    Như vậy, với máy ảnh kts, nhất là chụp vối file màu sau đó chuyển sang B/W thì lý thuyết trên đã không còn được áp dụng?.
    – Zone V là sắc độ xám trung bình (18% phản xạ as) nó chứa đựng nhiều chi tiết nhất, vậy con số 18% này được đo đạc từ phương pháp nào? và tại sao là 18% mà không phải là con số khác?

    • daymadi-T says:

      @: LamChieu : Tiếp tục với Lam Chieu.
      Adams cho rằng thế giới mà ta nhìn thấy là một tổ hợp sắc xám. Phim ảnh chỉ có thể hiển thị được một phần nhỏ mà thôi. Nếu độ tương phản qúa gắt , không một loại phim nào hiện nay có thể ghi được chi tiết vừa trong phần sáng vừa trong phần tối, cũng theo Adams, nếu dùng quang kế (exposure meter như Weston, Sekonic ) để đo lượng ánh sáng Tới (incident light) của chủ đề thì ánh sáng Phản hồi (Reflected light) từ chủ đề nhận được bởi quang kế sẽ không phụ thuộc vào cường độ (Intensity) các thành phần của chủ đề (cây cỏ, đá sỏi, nước, trời… mổi thành phần có lượng ánh sáng phản hồi khác nhau ). Quang kế trong trường hợp này sẽ cho một số tượng trưng khoảng 18% toàn thể sắc xám thực tế. Từ lượng ánh sáng phản hồi này, quang kế sẽ báo một thông số EV (Exposure value), tùy theo DOF muốn mà chọn các phối hợp giữa khẩu độ và vận tốc chẳng hạn 250/11 hoặc 500/8 hoặc 125/16…v…v.Như vậy con số 18% này là một Nhận Xét (Observation), không phải là một Tính toán (Calculation) do đó không thể hỏi là tại sao 18% mà không 25% hay 20% (!),
      Adams đã thấy khuyết điểm này : “ EV cho bởi quang kế như thế, trên dương bản , một bao than sẽ có cùng sắc xám như một cánh đồng tuyết! Muốn thấy tuyết phải “ mở” muốn phân biệt than phải “ đóng”
      Cùng với Archer Fred vào khoảng năm 1940, Ansel Adams đặt ra bảng lý thuyết Hệ Thống Vùng (Zone System).
      Thay vì gọi Đen Xám Trắng, Adams quy định cho hình đen trắng, chia toàn bộ sắc xám mà phim ghi nhận được ra làm 10 ô, mổi ô mang một con số tượng trưng. Đen tuyền (absolute black) mang dấu O tiếp theo là 1,2,3,4,5,6,7,8 và Trắng tuyền mang số 9. Môĩ một ô có trị số gấp đôi ô trước và bằng ½ ô kế tiếp . Vùng hữu dụng là vùng từ số 3 đến số 7 hình ảnh và chi tiết tốt nhất. Hai vùng còn lại hai đầu, không chứa chi tiết.
      Thí dụ : Chụp mẫu trên baĩ biễn, với các số đo đúng từng bộ phận :
      – Quần áo f/4
      – Mặt chủ đề f/16
      – Bãi cát trắng f/22
      Như vậy :
      Với f/4 quần áo sẻ rõ tốt, các phần còn lại là dư sáng
      Nếu ta muốn cát lên tốt với f/22, thì các phần còn lại đều thiếu sáng
      Lấy trung bình giữa f/8 và f/11 là thích ứng nhất trong trường hợp này . Nhưng phải hy sinh tai đầu O và 9 .
      Với f/8, thích hợp nhất, cát và mặt của người mẫu sẽ dư và thiếu sáng chút ít, được BÙ LẠI BẰNG CÁCH TRÁNG NON PHIM (giãm thơì gian tráng phim)
      Nguyên tắc căn bản của Hệ thống vùng là:
      “Chi tiết trong phần tối cho bởi khẩu độ- Chi tiết trong phần sáng do thơì gian tráng phim”

      NẾUUKHÔNG THÔNG QUA CÔNG ĐOẠN TRÁNG PHIM như trường hợp Kỵ thuật số hiện nay , lý thuyết Vùng không còn hiệu quả!
      (Dựa theo tài liệu của Christian Judrei)

  • Linhngoc says:

    rất cám ơn những chia sẻ của chú, đọc và xem hình cháu hiểu và nhận ra duoc nhiều điều. mong được đọc thêm những chia sẽ của chú . chúc chú nhiều sức khỏe, có nhiều tác phẩm đẹp
    Linh Ngọc

  • Hoxung says:

    [quote=”daymadi-T”]@ Linh Ngoc viết :”… vói tấm hình như kết quả chú đề nghị, cháu thấy sao nó ám màu vàng…”
    Nhận xét như vậy là LN đã tự định nghĩa được hình B&W rồi đó!
    Trong hình đen trắng, sắc độ phải sạch và trong. Trên tinh thần này, nguyên bản này không đáp ứng điều kiện cơ bản của nguyên tắc (nguyên tắc áp dụng cho cả maù lẩn B&W).
    Kết kuận là có những file hình không thể cho những tấm B&W như ý !
    Theo tôi, hình đen trắng rất tiêu biểu cho bộ môn ảnh , cần được thực hiện có suy nghĩ, từ đề tài, ánh sáng đến cơ chế của dụng cụ, thường là phải được quyết định trước cả lúc bấm máy mới mong gây được cảm xúc cho người xem hình.

  • daymadi-T says:

    Linhngoc @ : “…vói tấm hình như kết quả chú đề nghị. cháu thấy sao nó ám màu vàng( có thề do file chú lấy về là file co chat lượng thấp ?”
    _______________________________________
    – Hình gốc không được trong lắm, có thể (?) là do tăng độ tương phản .
    – Nếu tách xa tai caí hình ra thì cũng không thấy vàng lắm!

  • Linhngoc says:

    cháu cám ơn chú đã nêu những nhận xét . vói 3 nhận xét này, cháu nghĩ mỉnh biết thêm nhiều về hình B&W một cách hoàn toàn khác với những gỉ đã từng đọc qua. nó đúc kết và gợi ra cách nhìn hình B&W rất khác so với những gì cháu đã biết. cháu sẽ suy nghĩ, và dành thời gian để thực hành. cháu cám ơn về những góp ý của chú, và mong được đọc thêm quan điểm riêng và cách thực hiện ảnh B&W của chú.
    vói tấm hình như kết quả chú đề nghị. cháu thấy sao nó ám màu vàng( có thề do file chú lấy về là file co chat lượng thấp ? ). nó tạo ra cãm giác màu thời gian xưa cũ,như quá khứ. Qua đó cũng gợi cho cháu thắc mác là hình B&W có thể làm sao đễ nhìn tươi tắn như ỡ hiện tại ,tương lai không hả chú. cháu thật khó diễn tả những gì mình đang suy nghĩ một cách rõ ràng, ( vì không có căn bản để định hướng đấy mà) có gì chưa đúng mong chú thông cảm và cho ý kiến
    cháu cam ơn chú.
    Ps: việc chú nhận xét về hình sapia đối với cháu là hoàn toàn chính xác. cháu làm những tấm này không có một chủ tâm gì cả. và đó cũng là điều nên tránh.
    Linh Ngọc

  • ttNghi says:

    Tuyệt quá chú ơi, cháu đã khá hiểu cách chuyển ảnh BW rồi, cháu sẽ thực hiện cách này mới được

Follow

Get every new post on this blog delivered to your Inbox.

Join other followers: