Viet-Nam_HỘI-AN

Hội-An (1/03/2012)_Hội An ( listen), also Faifo, is a city of Vietnam, on the coast of the South China Sea in the South Central Coast of Vietnam. It is located in Quang Nam province and is home to approximately 120,000 inhabitants. It is recognized as a World Heritage Site by UNESCO. Hoi An Ancient Town is an exceptionally well-preserved example of a South-East Asian trading port dating from the 15th to the 19th century. Its buildings and its street plan reflect the influences, both indigenous and foreign, that have combined to produce this unique heritage site.[1]
The city possessed the largest harbour in Southeast Asia in the 1st century and was known as Lâm Ấp Phố (Champa City). Between the seventh and 10th centuries, the Cham (people of Champa) controlled the strategic spice trade and with this came tremendous wealth. The former harbour town of the Cham at the estuary of the Thu Bồn River was an important Vietnamese trading centre in the 16th and 17th centuries, where Chinese from various provinces as well as Japanese, Dutch and Indians settled. During this period of the China trade, the town was called Hai Pho (Seaside Town) in Vietnamese. Originally, Hai Pho was a divided town with the Japanese settlement across the “Japanese Bridge” (16th-17th century). The bridge (Chùa cầu) is a unique covered structure built by the Japanese, the only known covered bridge with a Buddhist pagoda attached to one side-Wikipedia 

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí:[1]

– Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.
– Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo_(tài liệu Wikipedia)

Để gọi là săn ảnh, thường anh em chụp hình dậy rất sớm, ra khỏi khách sạn khi mọi người còn ngủ…Ở Hội An cũng vậy thôi

Khác với Hànôi buổi sáng rộn tiếng nhạc tiếng cười, ở đây  ngoài sinh hoạt tương đối nhộn nhịp ở  khu chợ cá gần cây cầu beton bắt qua sông Thu Bồn, nối liền phố cũ với Hội An …

… Phố hội buổi sáng như còn ngái ngủ, đường xá vắng vẽ yên lặng…

Phải đợi đến khi nắng chiều đã tắt..

Phố cỗ như thức tỉnh, ánh sáng đèn lồng dậy lên khắp nơi _Phố cỗ còn có biệt danh là phố lồng đèn_tạo cho Phố cỗ một khung cảnh của những ngày hôi. Tuy thế, mặc dầu là một địa điểm du lịch nổi tiếng, Phố hội không ồn ào tấp nập như phố cỗ Quế Lâm (trung quốc) hay phố cỗ Hànội.

Khung cảnh êm đềm  này thật vô cùng thoãi mái cho khách lãng du ….

Cổng chính vào cầu Chùa (Cầu Nhật bản)

Tiền diện một quán ăn …

 …một cửa tiệm

Cũng có các màn trình diễn văn nghệ dân tộc để phục vụ…

với những Nghệ sĩ dân gian xinh tươi…

Nếu du khách muốn tìm hiểu thêm chút ít về hoạt động thủ công nghiệp địa phương

Các chương trình này rất  được du khách trân trọng

Ngoài Phố cỗ, Hội-An còn một địa điểm khác, cách thị xã không xa, cũng nên đến viếng,  đó là làng rau sinh thái Trà Quế


Posted in TRAVEL_Du Lịch by with 4 comments.

Comments

  • daymadi-T says:

    Cám ơn các bác đã vào xem bài và có lời bình !

  • Leequyet says:

    Oi chú đi Hoi An khi nào thế ! cháu duoc di mot lân roi, gio coi bài của chú thì cung giong như A Nghi là duoc trờ lại Hoi An đó chú ah

  • Thất hay và sống động qua từng góc máy của anh , cám ơn anh Tuyên nhiều lắm , kính chúc anh luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

  • TTNGHI says:

    Hội An qua góc ảnh của chú Tuyên hiện lên thật gần gũi và sinh động, cháu đang đi du lịch Hội An tại nhà đây :D, xin cảm ơn chú!

Follow

Get every new post on this blog delivered to your Inbox.

Join other followers: