Viet-Nam_BAC-NINH

Bắc Ninh : Hết một ngày ở Phố cổ Hà-Nội, hôm sau anh bạn tôi có công việc phải đi Bắc Ninh, tôi xin tháp tùng và được anh hứa cho người hướng dẫn để thăm danh lam thằng cảnh địa phương.

Bắc Ninh là một trong 13 tỉnh được vua Minh Mạng thành lập đầu tiên ở Bắc Kỳ (năm 1831). Nguyên là trấn Kinh Bắc thời vua Gia Long, được đổi thành trấn Bắc Ninh năm 1822. Địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi ấy bao trùm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, một phần các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội ngày nay.  Thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Ninh nằm cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên_(Wikipedia)

Bắc Ninh có chùa Phật Tích: Còn gọi là chùa Vạn Phúc (Vạn Phúc tự 萬福寺) là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia_(Wikipedia)

M9/28mm Elmarit  :

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý nhưng ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa, nó đã được phá đi xây dựng mới.

Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao. Sau khi tháp đổ mới lộ ra ở trong đó bức tượng Phật A-di-đà bằng đá xanh nguyên khối được dát ngoài bằng vàng. Để ghi nhận sự xuất hiện kỳ diệu của bức tượng này, xóm Hỏa Kê (gà lửa) cạnh chùa đổi tên thành thôn Phật Tích.

Văn bia Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi năm Chính Hòa thứ bảy (1686) ca ngợi vẻ đẹp của cảnh chùa: “Đoái trông danh thắng đất Tiên Du, danh sơn Phật Tích, ứng thế ở Càn phương (hướng Nam) có núi Phượng Lĩnh bao bọc, phía tả Thanh Long nước chảy vòng quanh. Phía hữu Bạch Hổ núi ôm, trên đỉnh nhà khai bàn đá…”

Năm 1071, vua Lý Thánh Tông đi du ngoạn khắp vùng Phật Tích và viết chữ “Phật” dài tới 5 m, sai khắc vào đá đặt trên sườn núi. Bà Nguyên phi Ỷ Lan có đóng góp quan trọng trong buổi đầu xây dựng chùa Phật Tích.

Thời bấy giờ vua Trần Nhân Tông đã cho xây tại chùa một thư viện lớn và cung Bảo Hoa. Sau khi khánh thành, vua Trần Nhân Tông đã sáng tác tập thơ “Bảo Hoa dư bút” dày tới 8 quyển. Vua Trần Nghệ Tông đã lấy Phật Tích làm nơi tổ chức cuộc thi Thái học sinh (thi Tiến sỹ).

Vào thời nhà Lê, năm Chính Hòa thứ bảy đời vua Lê Hy Tông, năm 1686, chùa được xây dựng lại với quy mô rất lớn, có giá trị nghệ thuật cao và đổi tên là Vạn Phúc tự. Người có công trong việc xây dựng này là Bà Chúa Trần Ngọc Am – đệ nhất cung tần của Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, khi Bà đã rời phủ Chúa về tu ở chùa này. Bia đá còn ghi lại cảnh chùa thật huy hoàng: “… Trên đỉnh núi mở ra một tòa nhà đá, bên trong sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng lại to, sáng sủa lại kín. Trên bậc thềm đằng trước có bày mười con thú lớn bằng đá, phía sau có Ao Rồng, gác cao vẽ chim phượng và sao Ngưu, sao Đẩu sáng lấp lánh, lầu rộng và tay rồng với tới trời sao,cung Quảng vẽ hoa nhụy hồng…”. Đời vua Lê Hiển Tông (1740-1786), một đại yến hội đã được mở ở đây.

Nhưng rồi vẻ huy hoàng và sự thịnh vượng của chùa Phật Tích cũng chỉ tồn tại sau đó được gần 300 năm. Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ và chùa bị tàn phá nhiều. Chùa đã bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn vào năm 1947.

Khi hòa bình lập lại (1954) đến nay, chùa Phật Tích được khôi phục dần. Năm 1959, Bộ Văn hóa cho tái tạo lại 3 gian chùa nhỏ làm nơi đặt pho tượng A-di-đà bằng đá quý giá. Tháng 4 năm 1962, nhà nước công nhận chùa Phật Tích là di tích lịch sử-văn hoá_(Wikipedia)

Bắc Ninh còn có Đền Đô : còn gọi là Đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. Đền Lý Bát Đế rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.

Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng của Lý Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”. Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.[2]

Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Khu ngoại thất đền Lý Bát Đế gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc “năm đồng vàng” và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng), v.v...(wikipedia)

Và Bắch Ninh cũng còn là quê hương của hát Quan Họ (mới) : Quan họ mới còn được gọi là “hát Quan họ”, là hình thức biểu diễn (hát) quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch, nhà hàng,… Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu, tức quan họ mới. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên trên thế giới.

Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa… Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức[9] Dù ít hay nhiều nhưng hình thức hát quan họ có nhạc đệm được coi là cách cải biên không có ý thức. Đa số các bài quan họ mới thuộc dạng cải biên này. Cải biên có ý thức là những bài bản đã cải biên cả nhạc và lời của bài bản quan họ truyền thống. Loại cải biên này không nhiều, ví dụ bài “Người ở đừng về” là cải biên từ làn điệu “Chuông vàng gác cửa tam quan” (Xuân Tứ cải biên).

Hát quan họ với lời mới được nhiều người yêu thích tới mức tưởng nhầm là quan họ truyền thống như bài “Sông Cầu nước chảy lơ thơ” do Mai Khanh soạn lời mới từ làn điệu truyền thống “Nhất quế nhị lan”. Quan họ mới được ưa thích hơn quan họ truyền thống không phải do không gian và những sinh hoạt theo lề lối cổ của quan họ không còn nữa mà một phần do hoạt động “hát quan họ” ngày nay thường được gắn với chính quyền nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá quan họ trên diện rộng_(Wikipedia)

Một buổi hát Quan-Họ tại Đền Đô (18/2/2012)

Leica M9-28mm Elmarit.

Cám ơn các bác !


Posted in TRAVEL_Du Lịch by with 6 comments.

Comments

  • Leequyet says:

    Chu đi Bắc Ninh còn cách nhà con hơn 20km mà không ghé nhà con chơi hu hu

  • Lê Đắc Hiện says:

    Chúc mừng chú đã tới thăm Bắc Ninh, Chùa Phật tích và Đền Đô mới chỉ là 2 trong rất nhiều di tích của Bắc Ninh thôi chú ah. Bắc Ninh còn rất nhiều các di tích khác như Đền Bà Chúa Kho, Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp….
    Hy vọng chú ghé thăm các địa danh trên trong những lần ra bắc tiếp theo
    Chúc chú mạnh khỏe và rất cảm ơn chú đã có bài viết về LIKSIN .
    Thanks

  • TTNGHI says:

    Chú Tuyên ghé thăm làng quan họ Bắc Ninh là số một rồi, nhưng cháu nghe nói chỗ này cũng bị thương mại hóa, bắt trẻ con hát để câu tiền du khách vv… Tấm hình cô gái múa quạt thật dễ thương. Chú Tuyên đi đâu up hình đó mọi người vào xem như cùng chú đi dạo phương Bắc, không biết lần này chú có ra Tây Bắc nữa không, nếu được chú nên đi đẹp lắm!

  • PauTang says:

    Không có ảnh chụp bởi Summitar hở anh Tuyên ?? Mừng anh có chuyến đi vui vẻ .

    • daymadi-T says:

      @: Pautang: Cám ơn anh Pẩu. Tôi sẽ có bài nói về Summitar !

Follow

Get every new post on this blog delivered to your Inbox.

Join other followers: